Béo phì được coi là một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giớiảnh hưởng đến 35% dân số trưởng thành, là một bệnh mãn tính nghiêm trọng, ước tính rằng ít nhất 2,8 triệu người chết mỗi năm do các biến chứng của béo phì. Măc dù vậy, bệnh chưa được quản lý và điều trị hiệu quả
Các mục tiêu của điều trị béo phì là:
- Giảm cân: 5–10% trọng lượng cơ thể hoặc 0.5–1 kg/tuần, duy trì cân nặng
- Điều trị và quản lý các bệnh đồng mắc
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các phương pháp tiếp cận để đánh giá và quản lý béo phì theo kiểu truyền thống, đơn lẻ từng chuyên khoa đem lại hiệu quả thấp, tỷ lệ thất bại cao… hơn nữa bản thân người béo phì có rất nhiều bệnh đồng mắc nên cần sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của nhiều chuyên khoa (đặc biệt các bệnh viện đa khoa như BV Bạch mai…) để đạt được hiệu quả điều trị và duy trì bền vững. …
Vì vậy phối hợp đa chuyên khoa là nền tảng trong bất kỳ mô hình chăm sóc điều trị béo phì nào.
- Thành lập các đơn vị điều trị béo phì liên khoa
Các Chuyên khoa cần thiết để thành lập một đơn vị quản lý béo phì (ĐV QLBP) gồm:
- Dinh Dưỡng – Nội khoa ( Nội tiết)
- Tâm lý – Ngoại khoa
- Vật lý trị liệu – Hoạt động thể chât
Vai trò của đơn vị quản lý béo phì là đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa khác nhau trong đơn vị nhằm cung cấp một chương trình giảm cân toàn diện kết hợp các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất từ mỗi chuyên ngành.
Vai trò của các chuyên khoa trong điều trị người bệnh béo phì
Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn về cách cải thiện thói quen ăn uống của BN. Thảo luận cách lựa chọn thực phẩm dựa trên : calo, chất béo chuyển hóa, chất béo “tốt” và “xấu”, protein và carbohydrate,chất ngọt, sản phẩm ăn kiêng và cách lựa chọn bữa ăn tối ưu…
Chuyên gia giáo dục thể chất: Hướng dẫn BN lựa chọn các bài tập phù hợp; hỏi về thói quen và cảm giác của họ trong quá trình luyện tập; giới thiệu các lợi ích của việc tập thể dục, kiểm tra y tế trước khi tập thể dục, đo lường và điều chỉnh cường độ tập luyện tại nhà…
Chuyên gia Tâm lý:
Tư vấn liệu pháp hành vi và nhận thức để bệnh nhân cách thay đổi suy nghĩ và cảm xúc của họ liên quan đến thức ăn, các kỹ năng giải quyết vấn đề và nhận thức về các quá trình suy nghĩ tiêu cực. kiểm soát bản thân, lòng tự trọng, quản lý căng thẳng. hướng dẫn bệnh nhân đặt ra các mục tiêu phù hợp do đó duy trì động lực cần thiết cho sự thành công lâu dài.Xem xét các khía cạnh tâm lý và xã hội của việc tuân thủ thuốc của bệnh nhân. ..Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết
Hỏi tiền sử, Thăm khám lâm sàng, làm các khảo sát cơ bản.
Đánh giá các bệnh đồng mắc. Tham khảo các chuyên khoa có liên quan.
Lên kế hoạch điều trị. Thảoluận với bệnh nhân về các lựa chọn khác nhau để kiểm soát béo phì. Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn các loại thuốc giảm cân phù hợp. Đánh giá hiệu quả, tác dụng phụ của thuốc…Theo dõi BN định kỳ 3 tháng/ lần và lâu dài.
Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của chuyên gia béo phì giúp đạt được các mục tiêu quản lý bệnh
Bác sĩ Ngoại khoa: Lựa chọn, tư vấn và tiến hành phương pháp phẫu thuật giảm cân hiệu quả và phù hợp với bệnh nhân, nếu có chỉ định phẫu thuật .
Vai trò của Phối hợp đa chuyên khoa
- Bệnh nhân không đạt được mục tiêu giảm cân với chế độ ăn, hoạt động thể lực và thay đổi hành vihoặc bệnh kèm không có dấu hiệu cải thiện sẽ được gửi đến các BS Nội tiết để xem xétdùng thuốc giảm cân.
- Khi điều trị nội khoa thất bại, hoặc trên các bệnh nhân béo phì có BMI ≥40 kg/m2, bệnh nhân có BMI ≥35 kg/m2và có ≥1 biến chứng nặng liên quan béo phì,BMI từ ≥ 30có ĐTĐ hay hội chứng chuyển hóa nên được gửi tới chuyên khoa ngoại để phẫu thuật giảm cân. Bệnh nhân được đánh giá toàn diện và chăm sóc tiền phẫu bởi các bác sĩ nội khoa, chuyên gia tâm lý…và được gửi lại cho team quản lý, theo dõi sau phẫu thuật vì có nguy cơ tăng cân trở lại, và cần điều chỉnh phác đồ điều trị đái tháo đường hoặc các biến chứng khác của béo phì…
- Tiếp cận từ bệnh nhân
Bệnh nhân được lấy là trung tâm, được hỗ trợ bởi các bác sĩ chuyên khoa, y tá và các chuyên gia dinh dưỡng, nhà tâm lý học,hoạt động thể chất…
Năm 2012, Hội béo phì Canada đã thiết kế chương trình 5A về quản lý bệnh béo phì theo mô hình từng bước trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (cho các BS không chuyên khoa)
- Ưu điểm: Việc sử dụng mô hình 5A là một cách tiếp cận hữu ích khi bắt đầu để hiểu quy trình thay đổi hành vi. Sự đơn giản của quá trình tiến triển từng bước thông qua 5A đối với mỗi bệnh nhân là cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý cân nặng trong chăm sóc ban đầu.
- Nhược điểm : Mô hình 5 As hiện tại không phản ánh tính liên tục của chăm sóc ban đầu.
- Cần một mô hình phản ánh chặt chẽ hơn những điểm mạnh của chăm sóc ban đầu, sử dụng sự chăm sóc liên tục và lấy con người làm trung tâm, có khả năng phản ánh tốt hơn nhu cầu của cá nhân.
Mô hình 5A phù hợp cho các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu (các BS không chuyên khoa), là bước tiếp cận ban đầu quản lý béo phì tại cộng đồng.
Ths. Bs Phan Thị Minh Tâm
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai
