Hạ đường huyết có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng tránh hạ đường huyết?

Tại khoa nội tiết – đái tháo đường bệnh viện BM, trung bình cứ 10 bệnh nhân đái tháo đường thì có 2 bệnh nhân có hạ đường huyết phải nhập viện. Hạ đường huyết thường gặp như vậy nhưng it được người bệnh và người thân chú ý tới và hạ đường huyết nặng sẽ để lại rất nhiều biến chứng và vấn đề sức khỏe

Định nghĩa

Theo định nghĩa của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì, Hạ đường huyết là tình trạng đường máu thấp hơn bình thường, tức là < 3.9 mmol/l. Đây là tình trạng cấp cứu cần xử trí kịp thời, nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có tử vong.

Vậy hạ đường huyết ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Hạ đường huyết và thần kinh trung ương

Hạ đường huyết ảnh hưởng rất nhiều vấn đề lên não bộ. Trong giai đoạn sớm của hạ đường huyết, não là cơ quan duy nhất của cơ thể chỉ sử dụng glucose làm năng lượng, do đó triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi sẽ xuất hiện khi đường máu giảm thấp. Khi đường máu thấp hơn nữa, cơ thể sẽ dẫn tới hôn mê, suy giảm nhận thức thậm chí tử vong. Nếu không cung cấp glucose kịp thời, sau 6 giờ các tế bào thần kinh sẽ chết không hồi phục.

Nếu người bệnh đái tháo đường có hạ đường huyết thường xuyên, các nghiên cứu nhận thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa sa sút trí tuệ với hạ đường huyết. Ngoài ra người bệnh còn gặp phải bệnh lý như:

  • Pakison,
  • Trầm cảm,
  • Hạ đường huyết không nhận biết.

Hạ đường huyết và bệnh lý tim mạch

Theo thống kê, có khoảng 20% cơn hạ đường huyết có xảy ra các biến cố tim mạch. Khi hạ đường huyết, cơ thể chúng ta phản ứng bằng cách tăng các hormone như adrenalin, noradrenalin, tăng phản ứng thần kinh giao cảm dẫn tới nhịp tim tăng, huyết áp tăng, làm thiếu máu cơ tim cục bộ.

Các biến cố tim mạch thường gặp khi có hạ đường huyết như:

  • Đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn điện tim: QT dài, Rung nhĩ và rối loạn này cũng thường gặp đi kèm với hạ kali máu trong hạ đường huyết
  • Hội chứng đột tử về đêm: đây là tình trạng tử vong đột ngột ở người tiểu đường về ban đêm, sau này các bác sĩ nhận thấy vấn đề này là do hạ đường huyết dẫn tới biến cố tim mạch làm bệnh nhân ngừng tim đột ngột

Hạ đường huyết và chất lượng cuộc sống

Chúng tôi nhận thấy hạ đường huyết làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường rất nhiều. Một trong số đó là nỗi sợ hạ đường huyết, nhiều người bệnh thường bỏ tiêm insulin, hoặc bỏ thuốc uống đái tháo đường do sợ đường máu thấp, dẫn tới ảnh hưởng về điều trị. Đồng thời, một số mặt khác của cuộc sống có thể bị ảnh hưởng như

  • Lái xe. Người bệnh bị hạ đường huyết khi lái xe, nguy cơ tai nạn rất cao, thậm chí gây nhầm lẫn cho các bác sĩ chẩn đoán nếu bệnh nhân có hôn mê. Các bác sĩ cần chú ý phân biệt hạ đường huyết với hôn mê do chấn thương sọ não
  • Giấc ngủ. Ngủ sẽ làm suy giảm nhận biết hạ đường huyết. Nên hạ đường huyết cũng thường xảy ra về đêm nhiều hơn.
  • Việc làm. Nếu người bệnh bị hạ đường huyết quá nhiều lần, sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc như không tâp trung làm việc, giảm trí nhớ….

Hạ đường huyết thực sự là mối quan tâm lớn đối với các bác sĩ và hiệp hội nội tiết – đái tháo đường, và được đưa vào mục tiêu điều trị của người bệnh. Kiểm soát tốt đường máu là đồng thời phải kiểm soát tốt đường máu đói, đường máu sau ăn, HbA1c và không có cơn hạ đường huyết. Vậy để tránh cơn hạ đường huyết chúng ta cần phải tìm hiểu yếu tố nguy cơ nào làm hạ đường huyết của người bệnh

Yếu tố nguy cơ nào hạ đường huyết thường gặp ở người bệnh?

  • Sử dụng và quá liều thuốc có nguy cơ hạ đường huyết cao như: insulin, nhóm sulfunylureas
  • Chế độ ăn chưa hợp lý: bỏ bữa, bỏ hoàn toàn tinh bột
  • Tập luyện thể dục cường độ quá mức
  • Suy thận làm giảm đào thải thuốc
  • Suy gan
  • Tuổi già
  • Sa sút trí tuệ
  • Đái tháo đường lâu năm

Triệu chứng hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng cấp cứu, người bệnh cần nhận biết kịp thời đế xử trí. Một số triệu chứng gợi ý hạ đường huyết bao gồm:

Điều trị hạ đường huyết như thế nào?

Khi hạ đường huyết mà người bệnh còn tỉnh táo, hãy nhanh chóng ăn một thứ gì đó làm từ carbohydrate đặc biệt là có đường nhanh.

Một số sai lầm thường gặp khi gặp hạ đường huyết ở người bệnh như ăn hoặc uống sản phẩm sữa không đường, tinh bột giải phóng đường chậm.

Các bác sĩ thường khuyến cáo rằng món ăn của bạn có ít nhất 15 gram carbohydrat. Một số thực phẩm có thể bổ sung ngay như

  • viên glucose 15 g
  • 1 lon nước ngọt có đường hoặc nước trái cây
  • 3 thìa mật ong hoặc đường ăn
  • 6 viên kẹo ngọt
  • 2 thìa café đường

Chờ 15 phút sau khi ăn hoặc uống viên glucose và kiểm tra lại lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu vẫn thấp hơn 3.9 mmol/l, hãy ăn thêm 15 gam carbohydrate hoặc uống một liều thuốc viên glucose khác.

Lặp lại điều này cho đến khi lượng đường trong máu của bắt đầu tăng lên > 4.0 mmol/l.

Sau khi đường máu trở lại bình thường, nếu đúng bữa ăn chính thì người bệnh có thể ăn luôn. Còn không, bổ sung thêm 2 lát bánh mì nguyên cám, hoặc ½ bát cơm để duy trì đường máu ổn định kéo dài hơn.

Phòng tránh hạ đường huyết như thế nào?

1 số cách phòng tránh hạ đường huyết cho người mắc đái tháo đường, nhất là với người đã có tiền sử hạ đường huyết

Kiểm tra đường máu thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu giúp biết được đường máu có trong khoảng mục tiêu không. Nếu trước đây người bệnh đã từng bị các đợt đường huyết thấp, nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc, tập thể dục.

Điều chỉnh ăn uống

Người bệnh cần ăn uống đúng bữa, không nên bỏ bữa, thậm chí có thể bổ sung them 1-2 bữa ăn nhẹ.

Trước khi tập thể dục cần bổ sung bữa ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết.

Cuối cùng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để có được tư vấn cần thiết như tìm hiểu nguyên nhân hạ đường huyết, điều chỉnh thuốc cho người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *