- Béo phì là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức làm suy giảm sức khỏe
Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body mass index) là chỉ số đơn giản về chiều cao và cân nặng, được sử dụng để phân loại thừa cân và béo phì ở người lớn.
Theo Tổ chức y tế thế giới, đối với người trưởng thành, thừa cân là chỉ số BMI ≥ 25 kg/m2 và béo phì là chỉ số BMI ≥ 30 kg/m2. Với người Châu Á, thừa cân là khi chỉ số BMI từ 23 – 24,9 kg/m2 và béo phì khi chỉ số BMI ≥ 25 kg/m 2
Béo phì là một căn bệnh mãn tính đang ngày càng phổ biến ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em, hiện đang được coi là một đại dịch toàn cầu.
- Tầm quan trọng của điều trị béo phì?
a.Vai trò của các bác sĩ chuyên khoa
Bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể đưa ra những tư vấn về cách giảm cân. Các bác sĩ có thể giúp bạn chọn thực phẩm phù hợp và lập kế hoạch cho bữa ăn.
Có các loại thuốc và phẫu thuật để giúp giảm cân. Phương pháp điều trị thuốc dành cho những người không thể giảm cân bằng cách thay đổi lối sống như ăn kiêng và tập thể dục. Những người được điều trị thuốc cũng phải thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động của bản thân.
b.Các thuốc được Bộ y tế phê duyệt với hiệu quả thông qua các nghiên cứu khoa học
– Nhóm thuốc đồng vận GLP – 1:
+ Liraglutide được sảnxuất, lưu hành tại Đan Mạch từ 2009. Thuốc cũng EMA (EU) phê duyệt sử dụng năm 2009 và FDA (Mỹ) năm 2010
+ Liraglutide được cấp phép lưu hành tại Việt Nam tháng 12 năm 2014 (được cấp phép lưu hành 5 năm, 112/QĐ-QLD ngày 27/3/2017) và được đưa vào danh mục biệt dược ngày 23/01/2015 (234/QĐ-BYT)
– Chỉ định Liraglutide trong điều trị béo phì: hỗ trợ cho chế độ ăn giảm calo và tăng hoạt động thể lực để quản lý cân nặng ở bệnh nhân người lớn có
+ BMI ≥ 30 kg/m² (béophì), hoặc
+ BMI ≥ 27 – 30 kg/m² (thừa cân) và có ít nhất 1 bệnh liên quan với cân nặng: rối loạn đường huyết (tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường typ 2), tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng ngừng thở khi ngủ.
– Liềudùng: Liraglutide 3.0mg tiêm dưới da 1 lần/ngày.
– Hiệu quả:
+ Giảm cân nặng ở bệnh nhân béo phì đái tháo đường hoặc không có đái tháo đường
+ Thuốc được chứng minh qua các nghiên cứu giúp làm giảm các biến cố bệnh tim mạch chính ở người lớn mắc bệnh đái tháo đường typ 2 và bệnh tim mạch từ trước.
- Biến chứng của béo phì và các bệnh lý đi kèm nếu không điều trị phù hợp?
Các bệnh lý đi kèm của béo phì bao gồm các bất thường về tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, xương khớp, thận, tâm lý.
– Tim mạch
+ Tăng huyết áp là bệnh đi kèm phổ biến nhất liên quan đến béo phì. Bệnh nhân béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 3 lần so với người bình thường.
+ Rối loạn lipid máu: Hơn 50% người béo phì có rối loạn lipid máu điển hình là tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL- C) và triglyceride máu và giảm nồng độ của lipoprotein tỷ trọng cao (HDL- C).
+ Làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ suy tim.
– Nội tiết
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Bệnh nhân có bất thường HbA1c hoặc tăng đường huyết lúc đói nên được chẩn đoán sớm đái tháo đường bởi bác sĩ chuyên khoa.
+ Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo bụng, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp, là những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường typ 2 và bệnh tim mạch do xơ vữa.
+ Trẻ em gái vị thành niên bị béo phì có nhiều nguy cơ mắc chứng cường androgen và hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Béo phì khi trưởng thành cũng liên quan đến giảm khả năng sinh sản.
– Tiêu hóa
+ Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu .
+ Sỏi mật không triệu chứng có thể được phát hiện ở khoảng 2% thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì, hầu hết là nữ.
– Bệnh xương khớp:
+ Giảm khả năng vận động và sai lệch chi dưới, gây biến dạng xương đùi và lồi cầu xương chày (bệnh Blount).
+ Tăng tỷ lệ bị gãy xương, gãy xương, đau cơ xương như lưng, chân, đầu gối, mắt cá và bàn chân.
– Tâm lý xã hội: Lo lắng, tự ti, trầm cảm, xa lánh mọi người, rối loạn cách ăn uống
– Bệnh lý hô hấp: 10% trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có chứng ngưng thở khi ngủ.
– Thận: Bệnh nhân béo phì có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận tăng dần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Inge TH, King WC, Jenkins TM, et al. The effect of obesity in adolescence on adult health status. Pediatrics 2013; 132:1098.
- Koebnick C, Black MH, Wu J, et al. High blood pressure in overweight and obese youth: implications for screening. J Clin Hypertens (Greenwich) 2013; 15:793.
- Peeters A, Barendregt JJ, Willekens F, et al. Obesity in adulthood and its consequences for life expectancy: a life-table analysis. Ann Intern Med 2003; 138:24.
Ths.BS. Đặng Bích Ngọc
Khoa Nội Tiết – Đáitháođường, BệnhviệnBạch Mai

Khoa Nội Tiết – Đái Tháo Đường
Bệnh viện Bạch Mai